Tin tức sản phẩm

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? Yêu cầu về thông tin trên phiếu ghi nhãn chai lọ?

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? Yêu cầu về thông tin trên phiếu ghi nhãn chai lọ?

Cho tôi hỏi Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? Trên phiếu ghi nhãn chai lọ đựng thuốc uống phải thể hiện những thông tin gì? Câu hỏi của anh TQĐ từ Tây Nguyên.

 

Mục lục bài viếtNội dung chính

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1838:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh - Chai lọ đựng thuốc uống như sau:

YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Thủy tinh dùng làm chai lọ phải trong để có thể nhìn được thuốc đựng bên trong.

Được phép sản xuất chai lọ từ những thủy tinh không màu, nửa trắng và nâu.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh không màu cho phép có ánh vàng nhạt hay hồng nhạt.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh nửa trắng cho phép có màu xanh lá cây nhạt hay xanh da trời nhạt.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh màu nâu cho phép có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không cho phép có sự khác nhau trên cùng một chai (nếu sự khác nhau đó không phải do độ dày mỏng của thành chai tạo nên).

Chú thích: Những trường hợp cho phép sai lệch về màu sắc không được vượt quá mẫu đã thỏa thuận giữa người sản xuất và người đặt hàng.

1.2. Không cho phép có những khuyết tật sau trên mặt chai lọ:

- Những bọt hở và bọt có đường kính lớn hơn bọt nêu trong điều 1.3;

- Những sa thạch ảnh hưởng đến độ bền của chai lọ;

- Những rạn nứt xuyên thấu chiều dày của thành và đáy chai lọ.

1.3. Cho phép có một ít khuyết tật trên chai lọ, nhưng không được vượt quá các chỉ tiêu nêu trong bảng 1.

...

Như vậy, theo quy định, thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Thủy tinh dùng làm chai lọ phải trong để có thể nhìn được thuốc đựng bên trong.

- Được phép sản xuất chai lọ từ những thủy tinh không màu, nửa trắng và nâu.

- Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh không màu cho phép có ánh vàng nhạt hay hồng nhạt.

- Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh nửa trắng cho phép có màu xanh lá cây nhạt hay xanh da trời nhạt.

- Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh màu nâu cho phép có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không cho phép có sự khác nhau trên cùng một chai (nếu sự khác nhau đó không phải do độ dày mỏng của thành chai tạo nên).

Lưu ý: Những trường hợp cho phép sai lệch về màu sắc không được vượt quá mẫu đã thỏa thuận giữa người sản xuất và người đặt hàng.

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? Yêu cầu về thông tin trên phiếu ghi nhãn chai lọ?

Thủy tinh dùng làm chai lọ đựng thuốc uống phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)

Trên phiếu ghi nhãn chai lọ đựng thuốc uống phải thể hiện những thông tin gì?

Phiếu ghi nhãn chai lọ đựng thuốc uống được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1838:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh - Chai lọ đựng thuốc uống như sau:

BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Mỗi lô hàng phải có phiếu chứng nhận chất lượng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, bao gói và ghi nhãn của tiêu chuẩn này. Trên phiếu ghi:

- tên cơ quan chủ quản;

- địa chỉ của cơ sở sản xuất;

- tên sản phẩm;

- ngày xuất xưởng;

- số chai lọ và dấu hiệu của lô hàng;

- số hiệu của tiêu chuẩn này;

- kết quả thử;

- ngày cấp giấy giao nhận.

3.2. Chai lọ có thể đóng bao hoặc lồ. Chai lọ cùng một dung tích được đóng vào cùng một loại bao hay lồ với số lượng bằng nhau.

Trên mỗi bao hay lồ phải kèm theo phiếu đóng gói, trên phiếu ghi: số lượng chai lọ, ngày sản xuất, người đóng gói.

3.3. Chai lọ đóng bao phải được xếp chặt, trước khi khâu phải lắc dồn chặt rồi khâu kín và buộc túm chặt 4 góc.

3.4. Chai lọ đóng lồ phải lót chén rơm cho chặt và phải có nắp đậy buộc chặt.

3.5. Việc vận chuyển chai lọ do sự thỏa thuận giữa người sản xuất và người tiêu thụ nhằm làm giảm tỷ lệ nứt vỡ khi vận chuyển.

3.6. Khi bốc xếp chai lọ phải thao tác nhẹ nhàng.

3.7. Chai lọ phải được bảo quản ở nơi khô ráo và che mưa nắng. Trường hợp thiếu kho chứa có thể để tạm ngoài trời nhưng không được phép để quá 2 tháng kể từ lúc xếp.

Chai lọ chưa sử dụng có thể xếp thành lớp trên nền kho, chiều cao của mỗi lớp không được quá 1,5 m.

Như vậy, theo quy định, trên phiếu ghi nhãn chai lọ đựng thuốc uống phải thể hiện những thông tin sau đây:

- Tên cơ quan chủ quản;

- Địa chỉ của cơ sở sản xuất;

- Tên sản phẩm;

- Ngày xuất xưởng;

- Số chai lọ và dấu hiệu của lô hàng;

- Số hiệu của tiêu chuẩn này;

- Kết quả thử;

- Ngày cấp giấy giao nhận.

Phương pháp thử đối với chai lọ đựng thuốc uống được quy định thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1838:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh - Chai lọ đựng thuốc uống thì phương pháp thử đối với chai lọ đựng thuốc uống được quy định cụ thể như sau:

- Màu sắc, chất lượng thủy tinh, chất lượng gia công của chai lọ xác định bằng mắt thường.

- Hình dạng, kích thước cơ bản của chai lọ, chiều cao đường kính thân và kích thước cổ chai lọ kiểm tra bằng các calip, dưỡng hoặc các dụng cụ đo khác bằng kim loại.

- Độ ô van của chai lọ xác định bằng tỷ lệ phần trăm của hiệu số đường kính với đường kính lớn.

- Dung tích toàn phần của chai lọ xác định theo thể tích nước đựng trong chai ở 20 0C, tính bằng ml.

- Khối lượng của chai lọ xác định bằng cách cân 50 chai lọ.

- Xác định độ bền nước theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1070:1971 về Bao bì bằng thủy tinh- Chai đựng rượu - Phương pháp xác định độ bền nước.

- Tiến hành kiểm tra chất lượng ủ của chai lọ bằng kính soi phân cực.

Đặt chai lọ trước kính phân tích và quay từ từ 3600 trong mặt phẳng vuông góc với hướng của tia sáng phân cực cho đến khi màu xuất hiện rõ nhất.

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời