- Trang chủ
- Tin tức
- Tin Tức Logistics
- Những thủ tục hành chính lĩnh vực hóa chất có hiệu lực từ 19/5
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 977/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ quản lý.
Theo Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 (kèm theo Quyết định 977/QĐ-BCT), có 12 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, trong Nghị định có 8 nội dung sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương: Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1; Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3; Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.
Về thủ tục hành chính, Nghị định mới bãi bỏ 3 thủ tục: Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC - PSF.
Quyết định số 977/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 19/5/2024.
Về việc cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1
Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Cục Hoá chất - Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương (Cục Hoá chất) kiểm tra trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hoá chất) có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
Về thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 từ các Quốc gia thành viên của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Trường hợp việc xuất khẩu hóa chất Bảng 3 được thực hiện với tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên của Công ước thì phải có Giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất là điều kiện để thông quan khi nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất.
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu hóa chất để kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất thực hiện các quy định về báo cáo tại Điều 23, 24 và 25 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP; thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra tại Điều 34 và 35 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất Bảng để sử dụng trong quá trình sản xuất phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 21 và 22 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bảng không phải thực hiện các quy định về khai báo hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ- CP.
Đối với việc cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, Bảng 3:
Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hoá chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương (Cục Hoá chất) kiểm tra trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hoá chất) có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 ;
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
Về điều kiện kinh doanh: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024;
Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 phải đáp ứng điều kiện: Chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP.